
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về thủy điện, đặc biệt những năm gần đây thủy điện vừa và nhỏ đã góp phần không nhỏ vào nguồn điện lực quốc gia. Cùng với sự phát triển của Thủy điện, một nguồn năng lượng tái tạo tương đối sạch là sự phát triển của các ngành nghề phụ trợ thuộc lĩnh vực Cơ điện, Cơ khí động lực, Công nghệ chế tạo máy, Xây lắp máy, Xây dựng và cung ứng thiết bị, vật tư kỹ thuật. Hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với khoản chi phí khổng lồ cho việc bảo dưỡng, thay thế hoặc cải tạo hệ thống và một điểm đáng lưu ý là khi nhập các thiết bị, vật tư từ nước ngoài thường phải mất vài tháng. Do vậy, những thiết bị này cần được sửa chữa, chế tạo trong nước nhằm chủ động về thời gian và chi phí. Đây là hướng đi mới và đem lại thành công cho các doanh nghiệp đầu tư nhân lực, trang thiết bị, công nghệ đáp ứng nhu cầu:
- Sửa chữa phục hồi, chế tạo mới một số chi tiết hoặc toàn bộ tua-bin thủy lực;
- Sửa chữa, chế tạo mới thiết bị đóng cắt, hệ thống điều khiển thiết bị điện;
- Sửa chữa, phục hồi, chế tạo mới xy lanh điều tốc;
- Sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp hệ điều khiển giám sát hoạt động của nhà máy.
Hình 1: Chế tạo bánh công tác tua-bin Francis cỡ nhỏ
Hình 2: Xây lắp thiết bị Nhà máy thủy điện
Các sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điện, Cơ khí động lực, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật điều khiển tự động hóa và Cơ điện chung sau khi ra trường có thể làm việc tại các Nhà máy thủy điện, dự án thủy điện với mức lương hấp dẫn và việc làm có tính chuyên nghiệp. Bên dưới là thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp đầu tư, tư vấn phát triển điện năng:
Để lại một phản hồi