CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1 Những vấn đề chung
Tên chuyên ngành đào tạo: Công nghệ Chế tạo máy
Mã chuyên ngành:
Mã chữ: TM
Mã số: 752010303
Thuộc ngành: Kỹ thuật Cơ khí Mã số: 7520103
Bộ môn chủ quản: Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí
1.2. Trình độ đào tạo
Đại học
1.3. Thời gian đào tạo
4 năm
1.4. Khối lượng kiến thức toàn khóa
(Chưa kể GDTC, GDQP): 142 Tín chỉ
1.5. Mục tiêu đào tạo
1.5.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ chế tạo máy ở trình độ đại học có kiến thức để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe; có tính cộng đồng để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; có nền tảng kiến thức cơ sở; có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy, có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và đánh giá các giải pháp; có năng lực xây dựng kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất; có khả năng tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất; có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có thái độ nghề nghiệp phù hợp đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành và của xã hội.
1.5.2. Mục tiêu cụ thể
* Về kiến thức:
Đào tạo kỹ sư Công nghệ chế tạo máy có khả năng:
– Vận dụng kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức của giáo dục chuyên nghiệp.
– Vận dụng kiến thức đào tạo cơ sở, đào tạo chuyên ngành trong chương trình giáo dục để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong chuyên môn. Làm việc hiệu quả trong môi trường tập thể, có ý thức và năng lực học tập suốt đời để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
– Thiết kế, chế tạo máy và thiết bị cơ khí phục vụ công nghiệp hóa.
– Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa máy và thiết bị cơ khí.
– Thiết kế các hệ thống cơ khí tự động;
– Tổ chức và điều hành sản xuất cơ khí.
– Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc chuyên môn và quản lý.
– Có năng lực tự nghiên cứu, tự đào tạo, có thể đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn.
– Giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các Viện đào tạo, Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Trường Cao đẳng trong lĩnh vực Cơ khí.
– Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ chuyên môn; có khả năng trao đổi, hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu; có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí.
* Về thái độ:
– Có phẩm chất đạo đức tốt, lòng yêu nghề, có ý thức kỷ luật và trách nhiệm công việc; tác phong nghề nghiệp và thái độ phục vụ tốt.
– Có tinh thần tự phê bình, ham học hỏi để bổ sung kiến thức, kỹ năng và hoàn thiên nhân cách bản thân để phát huy sáng tạo trong công việc.
1.5.3. Cơ hội làm việc sau tốt nghiệp
– Các tập đoàn, công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất cơ khí.
– Các tập đoàn, công ty, nhà máy, xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh và nghiên cứu lĩnh vực cơ khí.
– Các Trường Đại học, Học viện, Viện đào tạo, Viện nghiên cứu có đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực Cơ khí.
1.6. Đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học
Tuyển sinh theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.7. Phương thức đào tạo và điều kiện tốt nghiệp
1.7.1. Hình thức đào tạo
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, theo “ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, ban hành theo quyết định số 388/2013/QĐ-ĐTĐH ngày 18/4/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chất.
1.7.2. Điều kiện tốt nghiệp
Sinh viên có đủ điều kiện như quy định tại Điều 26 của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, ban hành theo quyết định số 1740/2018/QĐ-ĐTĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chấtsẽ được xét và công nhận tốt nghiệp, cụ thể:
– Đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
– Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo.
– Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa phải đạt từ 2,00 trở lên.
– Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục thể thao.
– Đạt chuẩn đầu ra Ngoại ngữ, Tin học theo quy định Trường Đại học Mỏ – Địa chất.
1.8. Chuẩn kiến thức đầu ra
Yêu cầu chuyên môn Chế tạo máy xem chi tiết tại đây.
1.8.1. Yêu cầu kiến thức
Tri thức chuyên môn:
Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máytrước khi tốt nghiệp ra trường cần hoàn thiện chương trình đào tạo theo chương trình khung đào tạo chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy được Hội đồng Khoa học- Đào tạo Trường phê duyệt.
Năng lực nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp ra trường kỹ sư Công nghệ Chế tạo máy cần nắm vững chuyên môn về cơ khí. Có khả năng thiết kế, chế tạo máy và thiết bị cơ khí phục vụ công nghiệp hóa; có khả năng kiểm tra, bảo trì, sửa chữa máy và thiết bị cơ khí; có khả năng thiết kế tự động hóa các hệ thống cơ khí; có khả năng tổ chức và điều hành sản xuất cơ khí; có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý; có khả năng tự nghiên cứu, tự đào tạo, có thể đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế để tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn; có khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các Viện đào tạo, Viện nghiên cứu, Trường đại học, Cao đẳng trong lĩnh vực Cơ khí; Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ chuyên môn; có khả năng trao đổi, hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu; có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí.
1.8.2. Yêu cầu kỹ năng:
Kỹ năng cứng:
Có khả năng thực hiện tốt các kỹ năng về chuyên ngành đào tạo: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, quản lý về máy, thiết bị, hệ thống cơ khí trong công nghiệp; có khả năng xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề trong thực tế sản suất.
Kỹ năng mềm:
– Về ngoại ngữ: Đạt chuẩn đầu ra Ngoại ngữ theo quy định Trường Đại học Mỏ – Địa chất,am hiểu Tiếng Anh lĩnh vực Cơ khí.
– Về tin học: Đạt chuẩn đầu ra Tin học theo quy định của Trường Đại học Mỏ – Địa chất, sử dụng thành thạo tin học văn phòng, phần mềm vẽ cơ khí và các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy.
– Các kỹ năng mềm khác: Có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,….
1.8.3. Yêu cầu về thái độ
Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân, có tác phong công nghiệp và thái độ làm việc nghiêm túc, đáp ứng các yêu cầu của thực tế sản xuất, đồng thời thường xuyên cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc.
1.8.4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Công nghệ Chế tạo máy có thể đảm nhiệm công việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí với vai trò là:
– Kỹ sư thiết kế, chế tạo, phát triển
– Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng
– Kỹ sư kiểm định, đánh giá
– Tư vấn thiết kế, giám sát
– Kỹ sư quản lý dự án
– Kỹ sư dịch vụ cơ khí
1.8.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy sau khi ra trường có khả năng học tập tiếp các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ,….ở các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.
1.9. Nội dung chương trình Công nghệ chế tạo máy
1.9.1. Khối lượng kiến thức và thời gian đào tạo
– Khối lượng kiến thức (Chưa kể GDTC, GDQP): 142 TC
– Thời gian đào tạo: 4 năm
1.9.2. Cấu trúc chương trình
– Kiến thức giáo dục đại cương (Chưa kể GDTC, GDQP): 50TC
+ Kiến thức bắt buộc: 44 TC
+ Kiến thức tự chọn: 6 TC
– Kiến thức giáo dục chuyên ngành: 92 TC
+ Kiến thức cơ sở ngành: 50 TC
+ Kiến thức chuyên ngành: 42 TC
a. Các môn học chuyên ngành : 17 TC
b. Các môn học tự chọn thuộc khoa Cơ điện: 9 TC
c. Các môn học tự chọn thuộc trường: 6 TC
d. Khối lượng thực tập nghề nghiệp: 2 TC
e. Đồ án tốt nghiệp: 8 TC
2 – KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Chương trình và kế hoạch đào tạo cho hệ 4 năm được thiết kế như bảng dưới. Tuy nhiên, những sinh viên khá, giỏi và có nhu cầu rút ngắn thời gian học hoàn toàn có thể hoàn thành chương trình học trong khoảng 3,5 năm.
Trên đây là chương trình đào tạo Chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy, mọi quan tâm xin liên hệ Bộ môn Kỹ thuật cơ khí:
Số điện thoại: 0243.755.0500
Trang Fanpage: https://www.facebook.com/pg/ktck.humg/
Email: bomonktck.humg@gmail.com
Website: www.ktck-humg.com
Để lại một phản hồi