BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Quá trình hình thành và phát triển:
- Bộ môn được chính thức thành lập tháng 11-1966 với tên gọi là Bộ môn Công nghệ chế tạo máy.
- Năm 1986, bộ môn được sáp nhập với các bộ môn khác thành lập Bộ môn Cơ khí Mỏ.
- Tháng 3/2001, bộ môn Cơ khí Mỏ tách ra thành 02 Bộ môn: Bộ môn máy và thiết bị mỏ và Bộ môn Kỹ thuật cơ khí
- Ngày 15/3/2013, nhận Quyết định mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư Máy và Tự động thủy khí.
- Ngày 26/6/2015, nhận Quyết định mở chuyên ngành đào tạo kỹ sư Công nghệ Chế tạo máy.
- Ngày 19/7/2016, nhận Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc cho phép đào tạo Liên thông từ Cao đẳng nghề lên Đại học chính quy ngành Kỹ thuật Cơ khí.
- Ngày 08/6/2018, nhận Quyết định của Bộ GD&ĐT về việc cho phép đào tạo trình độ sau Đại học, ngành Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí
- Tháng 03/2022, nhận Quyết định mở ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí động lực
Đội ngũ cán bộ:
Hiện nay Bộ môn có 09 cán bộ giảng dạy trong đó có 04 Tiến sĩ và 05 Thạc sỹ.
Ban chủ nhiệm Bộ môn (nhiệm kỳ 2019-2024)
Trưởng Bộ môn:
Phó trưởng Bộ môn: TS. Phạm Thị Thủy
Phó trưởng Bộ môn: ThS. Nguyễn Thanh Tùng
Các cán bộ Giảng dạy
Giảng viên: TS. Phạm Đức Thiên
Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Lại
Giảng viên: TS. Trần Đức Huân
TS. Trần Đức Huân – Giảng viên
Giảng viên: ThS. Nguyễn Sơn Tùng
Giảng viên: NCS-ThS. Bùi Minh Hoàng
Giảng viên: ThS. Đoàn Kim Bình
Giảng viên: ThS. Phạm Tuấn Long
Cơ sở vật chất:
- Phòng thí nghiệm Thuỷ lực, phòng 1-7.a nhà C 12 tầng, khu A Trường Đại học Mỏ – Địa chất
- Phòng thí nghiệm Kim loại học, phòng 1-7.a nhà C 12 tầng, khu A Trường Đại học Mỏ – Địa chất
- Khu nghiên cứu thực nghiệm Công nghệ chế tạo máy, nhà H, khu B – Đại học Mỏ – Địa chất
- Văn phòng làm việc của Bộ môn, phòng 506 nhà C12 tầng, khu A Trường Đại học Mỏ – Địa chất
Lĩnh vực đào tạo:
1. Trình độ Đại học:
Bộ môn đang đào tạo 02 ngành:
- Ngành Kỹ thuật cơ khí
- Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực
2. Liên thông Đại học:
Từ Cao đẳng nghề lên Đại học chính quy ngành Kỹ thuật Cơ khí.
3. Sau đai học (trình độ Thạc sỹ):
Đào tạo Thạc sỹ Kỹ thuật cơ khí
NGOÀI RA, Bộ môn còn tham gia đào tạo kỹ sư, thạc sĩ các chuyên ngành: Máy và thiết bị Mỏ; Thiết bị dầu khí và Công trình; Cơ khí ô tô; Khoan – Khai thác; Tuyển khoáng; Tuyển luyện; Khai thác mỏ; Xây dựng công trình ngầm và Mỏ; Điện khí hóa; Hệ thống điện; Tự động hóa doanh nghiệp Mỏ và Dầu khí; Cao học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực; Tiến sỹ ngành Máy – Thiết bị mỏ và dầu khí.
Lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học:
- Máy và tự động thủy khí, đo lường thủy khí;
- Các phần mềm ứng dụng trong cơ khí, thủy lực;
- Nghiên cứu tổ chức, cấu trúc, phân tích pha của vật liệu kim loại;
- Hệ truyền động cơ khí, truyền động tự động thuỷ lực, truyền động tự động khí nén;
- Kiểm tra cơ, lý tính vật liệu;
- Vật liệu mới;
- Robot công nghiệp, các máy CNC;
- Thiết kế thiết bị và dụng cụ đo Cơ khí-Quang học-Điện tử phục vụ đo lường và gia công chính xác;
- Nghiên cứu và thiết kế hệ điều khiển PLC cho máy gia công kim loại;
- Ma sát và mài mòn;
- Công nghệ chế tạo máy;
- Tính toán, thiết kế, tích hợp các thiết bị và hệ thống cơ điện tử;
- Động lực học và điều khiển các hệ cơ điện tử, mô phỏng các hệ cơ điện tử;
- Máy – thiết bị Mỏ và dầu khí.
Các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ:
- Tính toán, thiết kế Máy thủy khí;
- Tính toán, thiết kế hệ thống truyền động, tự động thủy khí;
- Triển khai ứng dụng các phần mềm trong cơ khí, thủy lực;
- Phân tích tổ chức, cấu trúc, thành phần pha, thành phần hóa học kim loại và hợp kim;
- Nhận biết và đánh giá vật liệu theo tiêu chuẩn;
- Xác định cơ lý tính của các loại vật liệu kim loại, compozit;
- Tư vấn lựa chọn vật liệu và quy trình chế tạo, gia công nghiệt luyện, xử lý bề mặt cho các loại chi tiết trong chế tạo cơ khí;
- Thiết kế thiết bị và dụng cụ đo Cơ khí – Quang học – Điện tử phục vụ đo lường và gia công chính xác;
- Tính toán, thiết kế, tích hợp các thiết bị và hệ thống cơ điện tử;
- Động lực học và điều khiển các hệ cơ điện tử, mô phỏng các hệ cơ điện tử.
2. GIÁO TRÌNH XUẤT BẢN, ĐỀ TÀI KHOA HỌC, BÀI BÁO CÔNG BỐ
Sách/Giáo trình xuất bản
TT |
Tên giáo trình |
Tác giả |
Nhà xuất bản |
1 |
Nguyên lý máy |
Trần Doãn Trường |
ĐH Mỏ địa chất, 2004 |
2 |
Chi tiết máy |
Phạm Tuấn |
ĐH Mỏ địa chất, 2000 |
3 |
Công nghệ kim loại |
Đoàn Văn Ký |
ĐH Mỏ địa chất, 2000 |
4 |
Bài giảng Công nghệ kim loại |
Đoàn Văn Ký |
ĐH Mỏ địa chất, 2001 |
5 |
Hướng dẫn thiết kế chi tiết máy |
Phạm Tuấn |
ĐH Mỏ địa chất, 2001 |
6 |
Bài giảng Vật liệu cơ khí |
Đoàn Văn Ký |
ĐH Mỏ địa chất, 2001 |
7 |
Cơ học máy |
Nguyễn Văn Ý Nguyễn Ngọc Bảo Trần Doãn Trường Phạm Tuấn |
ĐH Mỏ địa chất, 2003 |
8 |
Thủy lực cơ sở |
Võ Xuân Minh Vương Lan Vân Phạm Đức Thiên |
ĐH Mỏ địa chất,2009 |
9 |
Cơ sở Kỹ thuật Nhiệt |
Võ Xuân Minh |
ĐH Mỏ địa chất, 2002 |
10 |
Thủy khí động lực kỹ thuật |
Lê Kinh Thanh |
ĐH Mỏ địa chất, 2003 |
11 |
Thiết kế đồ án Công nghệ chế tạo máy |
Nguyễn Ngọc Bảo |
ĐH Mỏ địa chất, 2003 |
12 |
Công nghệ kim loại |
Đoàn Văn Ký |
ĐH Mỏ địa chất, 2006 |
13 |
Máy cắt và dao cắt kim loại |
Nguyễn Ngọc Bảo |
ĐH Mỏ địa chất, 2006 |
14 |
Cơ học máy |
Phạm Tuấn |
ĐH Mỏ địa chất, 2009 |
15 |
Nguyên lý máy |
Nguyễn Duy Chỉnh |
ĐH Mỏ địa chất, 2014 |
16 | Numerical Research on the Pressure Drop in Perforated and Slotted Pipes used as Horizontal Filters | Trần Đức Huân | Freiberg University of Mining and Technology, Germany, 2017. ISSN 2512-3750 |
Đề tài khoa học
- Nguyễn Văn Tuệ. Phương pháp mô hình hóa hệ thống truyền động tự động thủy lực sử dụng van Servo. Khảo sát, đánh giá và tối ưu hóa hệ thống với sự trợ giúp của phần mềm Matlab & Simulink. Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 2007.
- Phạm Đức Thiên. Nghiên cứu sự chuyển động của chất lỏng trong cột cần và thân giếng trong quá trình khoan. Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 2007.
- Phạm Đức Thiên. Nghiên cứu quá trình đốt nóng và làm nguội vật kim loại khi nhiệt luyện bằng phương pháp sai phân hữu hạn. Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 2008.
- Phạm Đức Thiên. Tối ưu hoá quá trình thuỷ lực qua choòng khoan. Đề tài khoa học cấp Cơ sở, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 2009.
- Phạm Đức Thiên. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thông số đến hiệu quả vận chuyển mùn trong quá trình khoan. Đề tài khoa học cấp Cơ sở, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 2010.
- Phạm Thị Thủy. Nghiên cứu nhiệt động học và động học của quá trình thấm cacbon bằng khí Gas Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 2011.
- Lê Quang Thinh. Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Automation studio trong giảng dạy và học tập các môn học về thuỷ lực. Đề tài khoa học cấp Cơ sở, Trường Đại học Mỏ – Địa chất, 2012.
- Nguyễn Duy Chỉnh. Nghiên cứu vận tải vật liệu chèn lò bằng đường ống. Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2018
- Nguyễn Văn Tuệ. Nghiên cứu cải tiến biên dạng rotor bơm thùy để nâng cao hiệu suất bơm. Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2019, mã số T18-05
Các công trình đã công bố
- Phạm Đức Thiên (2007), Lựa chọn động cơ đáy trục vít cho các khoảng khoan thuộc địa tầng bồn trũng Cửu Long. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất, số 18 tháng 4-2007. Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.
- Phạm Đức Thiên (2009), Ứng dụng các kết quả nghiên cứu xác định hệ số ma sát để tính tổn thất áp suất của dòng chất lỏng khoan chảy qua khoảng không vành xuyến. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất, số 27 tháng 07-2009. Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.
- Phạm Đức Thiên (2010), Ảnh hưởng độ nghiêng giếng khoan đến sự hình thành lớp trong vận chuyển mùn khoan và vận tốc chống trượt lớp mùn. Tuyển tập Báo cáo Hội nghi khoa học lần thứ 19, quyển 5 Dầu khí, ngày 11/11/2010. Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.
- Phạm Đức Thiên (2011), Độ nhớt tương đương Newton và phân biệt chế độ chảy của chất lỏng phi Newton trong cột cần và khoảng không vành xuyến giếng khoan. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ – Địa chất, số 33 tháng 01- 2011. Đại học Mỏ – Địa chất, Hà Nội.
- Phạm Đức Thiên (2011). Tối ưu hóa thủy lực qua choòng khoan. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất số 34 tháng 04 – 2011. Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.
- Phạm Đức Thiên (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận chuyển mùn khoan trong giếng đứng và gần đứng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ- Địa chất, số chuyên đê kỷ niệm 45 thành lập Bộ môn Khoan khai thác số 34 tháng 04 -2011. Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.
- Phạm Đức Thiên (2013), Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất áp suất của dòng chất lỏng khoan chảy trong KKVX giếng đứng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ-Địa chất số 42/2013. Đại học Mỏ- Địa chất, Hà Nội.
- Phạm Đức Thiên (2014), Mô hình ba lớp thủy lực của dòng vận tải hai pha rắn lỏng trong đường ống ngang và gần ngang. Tạp chí Công nghiệp Mỏ, số 2/2014.
- Nguyễn Duy Chỉnh, Nguyễn Phúc Trường (2014), Chỉnh tâm băng tải trên cơ sở lực tác dụng tương hỗ giữa tấm băng và con lăn. Tạp chí Công nghiệp Mỏ số 2 năm 2014.
- Nguyễn Phúc Trường, Nguyễn Duy Chỉnh (2014), Nghiên cứu các biện pháp bố trí trạm dẫn động cho băng tải công suất lớn trong công nghiệp khai khoáng. Tạp chí Công nghiệp Mỏ số 3 năm 2014.
- Phạm Thị Thủy, Phạm Quang, Lê Thị Chiều, Đỗ Minh Nghiệp (2013): FE axisymmetric models for conical wedge anchorage used in the production of prestressed steel reinforced concretes. Institut Teknologi bandung, Indonesia. March, 4-6, 2013.
- Nguyễn Thế Đức, Bùi Minh Hoàng (2012), Phân tích ứng suất ống khai thác phục vụ thiết kế giếng trong khai thác dầu khí.
- Hue Thi Hong Dang, Thuy Pham Thi, Ngung Dao Minh, Quang Pham, Valery Y. Shchukin (2019), The deformation of AZ31 magnesium alloy during warm constrained groove pressing, Acta Metellurgica slovaca, Vol. 25, 2019
- Phạm Thị Thủy, Tăng Văn Quân, Đặng Thị Hồng Huế, Đào Minh Ngừng, Phạm Quang (2018), Phân tích ứng suất – biến dạng của tấm hợp kim AZ31 với kỹ thuật ép định hướng trong rãnh chu kỳ CGP bằng phương pháp mô phỏng số, Tạp chí Vật liệu kim loại số 78
- Nguyễn Sơn Tùng, Phạm Thị Thuỷ (2018), Giải pháp tăng hành trình khoan làm cơ sở cho việc cải tiến máy khoan xoay cầu CBW-250 MH sử dụng trong công tác khoan lỗ mìn tai mỏ khai thác Cao Sơn, Cọc Sáu, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ – Địa chất
- Phạm Đức Thiên (2018), Tính toán tối ưu đường kính lỗ vòi phun thuỷ lực và các yếu tố ảnh hưởng đến thông số tối ưu vòi phun thuỷ lực, Tạp chí khoa học kỹ thuật Mỏ – Địa chất Tập 59, kỳ 1
- Nguyễn Sơn Tùng, Nguyễn Thanh Tuấn, Đặng Quang Hưng (2019), Mô hình hoá cấu trúc bộ điều khiển phối hợp các chân vịt của hệ thống định vị tự động bằng ngôn ngữ mô hình hoá hợp nhất thời gian thực và Hybrid Automata, Tạp chí khoa học Kỹ thuật Mỏ – Địa chất Tập 60, kỳ 1.